OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích 2 câu Một duyên hai nợ âu đành phận...

cảm nhận và phân tích một cặp câu mà để lại cho em nhiều cảm xúc trong bài Thương vợ

cụ thể là “Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.”

  bởi Trần Bảo Việt 06/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Người dân lao động luôn luôn bị cái quy luật cạnh tranh sinh tồn, đặc biệt là cái quy luật bần cùng hóa của chế độ thực dân nửa phong kiến uy hiếp, nên lắm lúc vì cái ăn cái mặc hàng ngày của gia đình mà buộc phải liều lĩnh, phải bực dọc, phải cau có, phải mè nheo, phải chen lấn… thì cũng là điều thường tình, dễ hiểu và đáng thương hơn đáng trách. Sự tha hóa của con người có khi chính là bắt đầu từ những dấu hiệu đó. Tú Xương nhận biết sâu sắc cái hiện thực phũ phàng, bất nhân đó mà càng xót xa thương vợ khi viết câu thơ trên:

    “Một duyên hai nợ âu đành phận.
    Năm nắng mười mưa dám quản công”.

    Trong ấn tượng của ông Tú, kiếp sống của bà Tú thật là căng thẳng, nặng nhọc. Một cuộc đời, một kiếp sống như thế mà không sinh ra vật vã, dằng dặc với nó sao chịu được. Tú Xương nói chuyện ông bà lấy nhau, chuyện bà Tú lấy ông Tú. Kể cũng là cái duyên, về tư cách làm chồng thì quả là ông còn nhiều khuyết điếm. Nhưng chẳng gì thì ông cũng có chân Tú Tài để may khỏi tiếng “cha cu”. Ông cũng hào hoa, cũng duyên dáng, cũng thơ phú lừng danh, đặc biệt là đối xử với bà Tú cũng tử tế, cũng nhiều lúc đùa vui, tình tứ. Còn về đường con cái, thì “Trời cho” cũng “năm con” rồi. Một cảnh chồng con như thế, bình thường không đáng gọi là duyên sao. Nhưng ở đây, sao đã nói đến “một duyên” rồi lại nói đến “hai nợ”? Nghe lại nặng nề, chua chát, éo le, thậm chí còn như dằn vặt, vật vã nữa. Trước hết có vấn đề chữ nghĩa nên hiểu thế nào? “Một duyên hai nợ”, một hai là số chỉ thứ tự hay số lượng? Có lẽ cái âm hưởng dằn vặt của câu thơ này và cả cái lối nói cũng theo kiểu tăng cấp, bồi thán (năm nắng mười mưa) trong luật đối của câu thơ sau, dễ khiến ta hiểu theo nghĩ thứ hai. Và như thế thì ý thơ muốn nói: duyên thì có một mà nợ lại thành hai. Trở lại nguồn gốc xa xưa của chữ nghĩa thì đúng là giáo lý của đạo Phật đã nói đến túc trái tiền duyên. Đạo Phật – quan niệm rằng sự vật, con người có quan hệ với nhau ví như vợ chồng lấy nhau là do có cái duyên từ kiếp trước. Và như thế thì cái duyên cũng là cái nợ từ kiếp trước mà con người ở kiếp này phải trả. Duyên và nợ, theo quan niệm đó của đạo Phật thành ra như một. Trong văn học chịu ảnh hưởng của đạo Phật, từ lâu cũng nói đến duyên nợ “Ví chăng duyên nợ ba sinh, làm chi đem thói khuynh thành trêu người”. (Truyện Kiều). Nhưng cũng từ lâu, trong văn học và trong ngôn ngữ dân gian đã có hiện tượng dân gian hóa quan niệm về duyên nợ theo hướng làm mờ nội dung triết lý siêu hình của nó và muốn tách duyên riêng nợ riêng. Nói đến duyên là nói đến sự may mắn, thuận chiều. Nói đến nợ là nói đến sự đau khổ, phải chịu đựng. Ở Tú Xương trong trường hợp này, xu hướng dân gian hoá đó dường như dẫn đến một sự tách chia đã khá rạch ròi duyên và nợ. Câu thơ của Tú Xương muốn nói: Cuộc đời của bà Tú “duyên” thì có một mà “nợ” thì đến hai, nghĩa là một cuộc đời oái oăm, cay đắng mà đành cam phận. Tú Xương thương xót cho cuộc đời đó mà thành ra dằn vặt thay, vật vã thay. “Một duyên hai nợ âu dành phận”. Âm hưởng của câu thơ đúng là âm hưởng dằn vặt, vật vã. Và nói là “đành phận” thì đúng lại là vừa cam chịu vừa như không muốn cam chịu. Cái ý có vẻ như ngược chiều nhau này chính là tâm trạng của Tú Xương trong khi nghĩ đến cuộc đời của bà vợ. Cái sự thật khách quan chua chát và tâm trạng chủ quan thương vợ của ông Tú xen lẫn trong ý thơ. Hai câu luật vừa nổi lên hình ảnh bà Tú vị tha, cao cả vừa ngầm chứa ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời, cái xã hội ma quái đã dồn những con người chịu thương chịu khó như bà Tú đến bước cơ khổ, quằn quại, có duyên mà không vui được với duyên. Duyên có một mà nợ những là hai, vui sao được.

      bởi Quỳnh Đinh 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF