OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hướng dẫn soạn Khái quát văn học Việt Nam

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết TK XX

  bởi Nguyễn Thanh Trà 21/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • I. Kiến thức cơ bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX là bài học mở đầu cho chương trình văn học lớp 12 nên rất quan trọng. Do đó, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, với dung lượng kiến thức của một thời kì văn học nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kịch, nghị luận… trong suốt năm học. Kiến thức của bài học khá nhiều nên các em cần đọc kĩ SGK để nắm được những kiến thức cơ bản, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Bài  học chia làm hai nội dung tương ứng với hai giai đoạn phát triển của văn học và trong từng giai đoạn lại chia làm từng thời kì nhỏ. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên những vấn đề sau; 1. Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 1.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn cả dân tộc thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Văn học phản ánh cuộc đấu tranh anh  hùng của dân tộc. 1.2. Các thời kì phát triển. - Thời kì từ năm 1945  đến 1954 - Thời kì năm 1955 đến 1964 - Thời kì năm 1965 đến 1975 1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này - Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vện mệnh của đất nước, của dân tộc. - Nền văn học hướng về quần chúng nhân dân. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX 2.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa. 2.2. Các thời kì phát triển - Thời kì từ 1975  đến 1985 - Thời kì từ 1986 đến cuối thế kỉ XX 2.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này - Văn học vận dụng theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.  - Văn học có tính hướng nội, có nhiều đổi mới về nghệ thuật. Kế thừa và phát huy những truyền thống và thành tựu quý báu của văn học kì trước, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong điều kiện thuận lợi đó, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xây dựng thành công nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. II. Rèn luyện kĩ năng Câu 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành. Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ - Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đem đến cho đội ngũ văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng dễ sáng tác. - Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài, bị hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Tuy vậy, văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Câu 2. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mất chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng? Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba thời kì. a. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 - 1945 – 1946: Văn học ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng trong những ngày giành được độc lập với những tác phẩm tiêu biểu như Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh) - 1947 – 1954: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới quần chúng nhân dân. Văn học thời kì này đạt được những thành tựu mới trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, thơ kịch, và lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, tiểu thuyết Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…), Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu… và đặc biệt là bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh. b. Thời kì từ năm 1955 đến năm 1964 - Đây là thời kì văn học tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước trên phạm vi cả nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xâu dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực cuộc sống. Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung của nhà thơ, và đã có được một mùa gặt bội thu. - Văn học đạt nhiều thành tựu trên cả ba thể loại: truyện, thơ và kịch. c. Thời kì từ năm 1965 đến năm 1975 - Thời kì văn học chống Mĩ cứu nước ở hai miền Bắc, Nam có chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thời kì này văn học miền Nam có nhiều tác phẩm tiêu biểu của những tác giả như truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải… - Miền Bắc cũng có những tác phẩm của những tác giả như truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân DIệu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt… Đặc biệt là sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm lớn: a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước - Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu. - Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí. - Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giải đoạn này. Văn học đề cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh. b. Nền văn học gắn liền với quần chúng nhân dân. - Văn học gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh. Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìn về nhân dân của nhiều nhà văn, hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân. Đó là cảm hứng chủ đạo, là chủ đề của nhiều tác phẩm viết về đất nước và nhân dân. - Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện bằng việc nhà văn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong cuộc sống cũng như niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động. c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm với vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; nó không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam… - Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi vẻ vang. Lịch sử dân tộc lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. - Đất nước đổi mới đã thúc đẩy nền văn học đổi mới. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người cầm bút và người đọc, cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. Câu 5. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm 1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. III. Luyện tập Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường). Gợi ý làm bài Qua mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến, cần thấy rõ vai trò tạo nguồn cảm hứng của cuộc kháng chiến cho văn nghệ trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1975. - Văn nghệ phụng sự kháng chiến, đó là mục đích hướng tới của nền văn nghệ mới. Nó phải gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, phải phục vụ cuộc sống của nhân dân mà ở đây chính là cuộc sống đánh giặc để bảo vệ độc lập tự do của đất nước. - Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, hiện thực cách mạng – kháng chiến của dân tộc đã đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra các tác phẩm tốt. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khỏe khoắn, để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Ý này đã được hình tượng hóa và nhấn mạnh thêm bằng câu: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. - Như vậy là mối quan hệ nói trên giữa văn nghệ và kháng chiến, chúng ta thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới, đó là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” và nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). - Cách diễn đạt hai ý “ngược” nhau nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc.

    Kiến thức cơ bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX là bài học mở đầu cho chương trình văn học lớp 12 nên rất quan trọng. Do đó, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, với dung lượng kiến thức của một thời kì văn học nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kịch, nghị luận… trong suốt năm học. Kiến thức của bài học khá nhiều nên các em cần đọc kĩ SGK để nắm được những kiến thức cơ bản, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Bài  học chia làm hai nội dung tương ứng với hai giai đoạn phát triển của văn học và trong từng giai đoạn lại chia làm từng thời kì nhỏ. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên những vấn đề sau; 1. Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 1.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn cả dân tộc thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Văn học phản ánh cuộc đấu tranh anh  hùng của dân tộc. 1.2. Các thời kì phát triển. - Thời kì từ năm 1945  đến 1954 - Thời kì năm 1955 đến 1964 - Thời kì năm 1965 đến 1975 1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này - Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vện mệnh của đất nước, của dân tộc. - Nền văn học hướng về quần chúng nhân dân. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX 2.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa. 2.2. Các thời kì phát triển - Thời kì từ 1975  đến 1985 - Thời kì từ 1986 đến cuối thế kỉ XX 2.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này - Văn học vận dụng theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.  - Văn học có tính hướng nội, có nhiều đổi mới về nghệ thuật. Kế thừa và phát huy những truyền thống và thành tựu quý báu của văn học kì trước, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong điều kiện thuận lợi đó, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xây dựng thành công nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. II. Rèn luyện kĩ năng Câu 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành. Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ - Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đem đến cho đội ngũ văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng dễ sáng tác. - Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài, bị hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Tuy vậy, văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Câu 2. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mất chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng? Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba thời kì. a. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 - 1945 – 1946: Văn học ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng trong những ngày giành được độc lập với những tác phẩm tiêu biểu như Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh) - 1947 – 1954: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới quần chúng nhân dân. Văn học thời kì này đạt được những thành tựu mới trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, thơ kịch, và lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, tiểu thuyết Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…), Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu… và đặc biệt là bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh. b. Thời kì từ năm 1955 đến năm 1964 - Đây là thời kì văn học tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước trên phạm vi cả nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xâu dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực cuộc sống. Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung của nhà thơ, và đã có được một mùa gặt bội thu. - Văn học đạt nhiều thành tựu trên cả ba thể loại: truyện, thơ và kịch. c. Thời kì từ năm 1965 đến năm 1975 - Thời kì văn học chống Mĩ cứu nước ở hai miền Bắc, Nam có chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thời kì này văn học miền Nam có nhiều tác phẩm tiêu biểu của những tác giả như truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải… - Miền Bắc cũng có những tác phẩm của những tác giả như truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân DIệu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt… Đặc biệt là sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm lớn: a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước - Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu. - Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí. - Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giải đoạn này. Văn học đề cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh. b. Nền văn học gắn liền với quần chúng nhân dân. - Văn học gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh. Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìn về nhân dân của nhiều nhà văn, hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân. Đó là cảm hứng chủ đạo, là chủ đề của nhiều tác phẩm viết về đất nước và nhân dân. - Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện bằng việc nhà văn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong cuộc sống cũng như niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động. c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm với vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; nó không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam… - Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi vẻ vang. Lịch sử dân tộc lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. - Đất nước đổi mới đã thúc đẩy nền văn học đổi mới. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người cầm bút và người đọc, cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. Câu 5. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm 1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. III. Luyện tập Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường). Gợi ý làm bài Qua mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến, cần thấy rõ vai trò tạo nguồn cảm hứng của cuộc kháng chiến cho văn nghệ trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1975. - Văn nghệ phụng sự kháng chiến, đó là mục đích hướng tới của nền văn nghệ mới. Nó phải gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, phải phục vụ cuộc sống của nhân dân mà ở đây chính là cuộc sống đánh giặc để bảo vệ độc lập tự do của đất nước. - Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, hiện thực cách mạng – kháng chiến của dân tộc đã đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra các tác phẩm tốt. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khỏe khoắn, để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Ý này đã được hình tượng hóa và nhấn mạnh thêm bằng câu: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. - Như vậy là mối quan hệ nói trên giữa văn nghệ và kháng chiến, chúng ta thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới, đó là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” và nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). - Cách diễn đạt hai ý “ngược” nhau nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc

     

      bởi Nguyễn Quỳnh 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF