OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)

    Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau của Hàn Mặc Tử và rút ra nhận xét về nỗi nhớ thiên nhiên, con người của hai nhà thơ.

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007)   

    (5,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài Tây Tiến, từ đó liên hệ với đoạn thơ của Hàn Mặc Tử và rút ra nhận xét về nỗi nhớ thiên nhiên, con người của hai nhà thơ.
    • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 
      • Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng về thiên nhiên miền Tây trên những chặng đường hành quân. Từ đó liên hệ đến nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử về thiên nhiên và con người thôn Vĩ và rút ra nhận xét về nỗi nhớ thiên nhiên, con người của hai nhà thơ.
    • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
      • Khái quát chung 
        • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến và trích dẫn đoạn thơ cần nghị luận.
      • Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến 
      • Nội dung: Nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên và những cuộc hành quân của đoàn binh Tây tiến. 
        • Thiên nhiên: Dữ dội, hoang sơ mà hùng vĩ thơ mộng. 
        • Đoàn binh Tây Tiến: Vất vả, gian lao, hành quân liên miên giữa núi rừng khắc nghiệt. Tuy nhiên họ vẫn mang vẻ đẹp anh hùng, lãng mạn hào hoa. 
      • Nghệ thuật: 
        • Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng.
        • Sử dụng các thủ pháp: Tương phản, cường điệu, điệp từ, các từ láy, ngắt nhịp, các thanh bằng - trắc,....
        • Thể thơ bảy chữ
        • Ngôn ngữ, hình ảnh: Giàu tính tạo hình, giàu chất họa, chất nhạc.
      • Liên hệ về đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
        • Nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử:
          • Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh: hình ảnh thiên nhiên hiện lên thanh khiết, tinh khôi, tươi tốt; hình ảnh con người: kín đáo, dịu dàng, phúc hậu.
          • Tâm trạng của nhà thơ: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.
      • Nhận xét
        • Tương đồng:
          • Cả hai đoạn thơ đều thể hiện niềm gắn bó tha thiết, nỗi nhớ da diết, sâu lắng của các tác giả về cảnh, về người.
          • Thể thơ bảy chữ hiện đại.
          • Cả 2 đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa, lãng mạn của 2 thi sĩ.
        • Khác biệt:
          • Trong "Tây Tiến”: Nỗi nhớ da diết về đồng đội, về thiên nhiên hoang sơ dữ dội, hùng vĩ, thơ mộng của miền Tây, một thời Tây Tiến không thể nào quên. Đó là tình cảm đồng chí đồng đội, ân tình cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
          • Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: Hồi ức về cảnh và người thôn Vĩ Dạ xứ Huế với những nét đặc trưng và mang đậm tâm tình, ước mong khao khát của thi nhân hướng về tình yêu, cuộc đời.
      • Đánh giá chung:
        • Khẳng định lại nỗi nhớ chất chứa nỗi niềm tâm tư, đậm chất lãng mạn, tài hoa của hai thi sĩ.
    • Sáng tạo
      • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
    • Chính tả, ngữ pháp
      • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF